Viêm thanh khí quản truyền nhiễm trên gà - Nhận biết và các giải pháp phòng bệnh
- 24/09/2021
- 391
Bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với mức độ lây lan nhanh. Bệnh do virus herpes gây ra, bệnh xảy ra trên tất cả các loại gia cầm bao gồm: gà, gà tây, gà lôi . . . chim, ngỗng cũng có ghi nhận nhiễm bệnh tuy nhiên mức độ trầm trọng không cao. Bệnh không lây sang người tuy nhiên virus có thể bám trên quần áo, dụng cụ chăn nuôi để lây lan nhanh chóng.
1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh viêm thanh khí quản
Bệnh do Herpes virus gây ra được đặc trưng bởi những tổn thương trên đường hô hấp
Thời kỳ ủ bệnh: 2-12 ngày
Bệnh kéo dài : 6 -12 ngày
Bệnh cấp tính lây lan nhanh, mọi giống gà đều mắc, gà > 14 tuần tuổi mắc nhiễm với tỷ lệ cao hơn so với gà con
Sức đề kháng của virus
Đối với nhiệt độ: Có thể sống và hoạt tính mạnh khi đông lạnh, ở 550 C vi rút có thể tồn tại 10-15phút, ở 380C virut có tồn tại 44h, ở 370C vi rút có thể tồn tại 48h và dễ bị diệt bởi ánh sáng mặt trời
Thuốc sát trùng: Virut rất dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng như VIKON, BENKOSIS, HANIODIN, VINADIN ANTISEP …
2. Nhận biết qua triệu chứng bệnh
Khi gà mắc bệnh thường biểu hiện những triệu chứng sau:
Dấu hiệu suy hô hấp nặng, ho và sổ mũi, gà khó thở
Gà con bị nhiễm bệnh có 2 thể khác nhau: Mắt bị nhiễm có chảy nước mắt và có âm ran khi thở
Tỷ lệ % chết thấp, và nếu chết là do không thở được
Có thể tìm thấy màng mầu tía ở gà đã chết. Không có dấu hiệu thần kinh
Gà đẻ trứng giảm tỷ lệ đẻ từ 10-50% và trở lại bình thường khoảng 3-4 tuần sau
Bệnh lây lan chậm không như bệnh Newcastle (ND) và bệnh viên phế quản truyền nhiễm (IB)
3. Nhận biết qua bệnh tích mổ khám
Bệnh tích điển hình là sự xuất huyết điểm ở khí quản, thường 1/3 phía trên, đường hô hấp có nhiều dịch nhầy màu vàng.
4. Chẩn đoán bệnh
Trong một đàn gà có biểu hiện suy hô hấp lan rộng, có thể ho ra máu và tử vong là dấu hiệu của bệnh ILT.
Dịch nhày lẫn máu hoặc bã đậu có thể được tìm thấy trong thanh quản và khí quản.
Bệnh viêm thanh khí quản ít khi sảy ra với gà nhỏ hơn 18 tuần tuổi, thường xảy ra mạnh ở gà mái đặc biệt gà mái hậu bị .
Trong phòng thí nghiệm chẩn đoán xác định để có những kết luận chính xác về nguyên nhân gà chết. Với bệnh ILT ta có thể soi dưới kính hiển vi tìm virus tồn tại trong các biểu mô, dùng phương pháp PCR, phương pháp Elisa…
Chú ý chẩn đoán phân biệt với 1 số bệnh sau:
5. BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
Giải pháp phòng bệnh: Áp dụng biện pháp an toàn sinh học, phòng bệnh bằng thuốc và Vaccine
a. Các biện pháp an toàn sinh học
Chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát và cách ly xa khu dân cư
Kiểm soát người, phương tiện vận chuyển ra vào khu chăn nuôi
Trong trang trại chỉ nên nuôi 1 loại vật nuôi
Vệ sinh sát trùng định kỳ, thực hiện chăn nuôi cùng vào – cùng ra (all in – all out)
Có bố trí hố sát trùng ở cổng trại và các hố sát trùng tại mỗi dãy chuồng nuôi.
b. Phòng bệnh bằng vacxin
Sử dụng vacxin phòng bệnh là giải pháp tối ưu nhất.
Trước và sau khi sử dụng vacxin cần sử dụng các chất bổ trợ, vitamin hoặc điện giải để tăng sức đề kháng và giảm stress cho đàn
c. Điều trị kế phát
Khi mắc bệnh viêm thanh khí quản dễ kế phát các bệnh: hen (CRD) hen ghép (CCRD), Coryza, tụ huyết trùng, iêu chảy phân xanh, phân trắng...
Sử dụng các kháng sinh phổ rộng để điều trị bội nhiễm: Doxy – Flor hoặc Doxy – Colistin, timilcosin..
Bổ trợ cho đàn bằng men tiêu hoá sống, vitamin và điện giải để tăng cường sức đề kháng với bệnh. Tăng cường giải độc gan thận
Nguyễn Văn Minh
Cố vấn Trung tâm Đào tạo và tư vấn Vet24h
Xem thêm:
Bộ sản phẩm hỗn hợp dành cho lợn
Bộ sản phẩm hỗn hợp dành cho gia cầm
Bộ sản phẩm hỗn hợp dành cho thủy cầm
Bộ sản phẩm hỗn hợp dành cho thủy Sản