HEO CON BỊ VIÊM RUỘT HOẠI TỬ DO CLOSTRIDIUM - DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỊ

  • 31/08/2021
  • 563

Bệnh do Clostridium gây viêm ruột và nhiễm độc tố ruột xuất huyết ở heo thường xảy ra ở heo con theo mẹ như là một hội chứng.

1.Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do Clostridium gây viêm ruột và nhiễm độc tố ruột xuất huyết ở heo thường xảy ra ở heo con theo mẹ như là một hội chứng.

Do vi khuẩn Clostridium perfringens (type C), chúng sống trong ruột già của heo mọi lứa tuổi. Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hoá như: thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, sữa mẹ... Bình thường Clostridium perfringens hiện diện ở các cơ quan tiêu hoá của tất cả các heo con trước khi cai sữa.

Vi khuẩn xâm ngập vào heo qua những tổn thương trên da và tổ chức mô, cơ dưới da, đặc biệt trong giai đoạn heo nái nuôi con là nguồn truyền bệnh cho heo con.

Nếu chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, yếu tố ngoại cảnh xấu, sức đề kháng của heo con yếu vì thể heo con dễ phát bệnh.

2 Nhận biết triệu chứng và bệnh tích lâm sàng

a.Triệu chứng bệnh

Thể quá cấp tính: xảy ra rất nhanh trong vòng 8 giờ đầu tiên sau khi sinh, heo con trở nên yếu ớt dần dần rồi chết và heo con này cũng dễ bị mẹ đè. Thường không biểu hiện triệu chứng gì bên ngoài, có khi thấy tiêu chảy ra máu.

Thể cấp tính: thường thấy trên heo con khoảng 2 – 5 ngày tuổi. Dấu hiệu đầu tiên là chết bất thình lình và kèm theo tiêu chảy ra máu, bệnh xảy ra rất nhanh, heo chết nhanh sau khi tiêu chảy ra máu.

Thể á cấp tính: Heo con đi ỉa phân thường có màu nâu đỏ, ngà vàng; phân có chứa những mảng nhầy do niêm mạc ruột hoại tử hoặc màu nâu vàng có bọt , heo con trở nên yếu dần rồi chết sau 2 – 3 ngày mắc bệnh.

Ảnh 1: Heo con tiêu chảy phân nhầy, màu vàng có bọt

Ảnh 2: Heo con 3 ngày tuổi tiêu chảy sớm do nhiễm Clostridium

b. Bệnh tích

Cả hệ thống tiêu hoá ở heo con xung huyết và xuất huyết.

Sau khi chết heo chướng hơi nhanh do sinh khí. Ở bụng, dọc 2 bên đường trắng thường có những vệt đen

Heo con gầy còm, yếu ớt rõ rệt trước khi chết.

Thể cấp tính nhẹ và á cấp tính thường ruột viêm xuất huyết, sưng to và trở nên dày làm ruột căng phồng.

Khi đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng khó có thể chữa khỏi, do đó cần có biện pháp phòng bệnh là tốt nhất.

Ảnh 3: Xác chết sinh khí căng phồng và có vệt đen 2 bên đường trắng.

Ảnh 4: Ruột, dạ dày viêm xuất huyết căng phồng

Ảnh 5: Niêm mạc ruột xuất huyết, sưng dày chứa đầy máu

3. Giải pháp phòng bệnh và trị bệnh

a. Phòng bệnh

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, vật nuôi.

Kiểm tra nước uống cho heo (nếu là nước mặt cần được lọc và xử lý bằng Clorine trước khi cho heo uống).

Cho heo bú sữa đầu đủ lượng và sớm nhất có thể, thường xuyên bổ sung vào thức ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp heo khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt.

Cho heo ăn thường xuyên nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch giúp heo có khả năng chống lại các tác nhân stress.

Sử dụng các kháng sinh nhạy cảm với Clostridium perfringens có một trong các thành phần sau: Bacitracin (BMD), Cephalosporin, Penicillin, Ampicillin và Amoxillin cho  heo nái trước sinh và khi nuôi con giúp phòng bệnh cho heo con

Tiêm phòng vacxin giải độc tố cho nái và vệ sinh nghiêm ngặt chuồng đẻ giữa các kỳ nuôi rất hiệu quả trong phòng chống bệnh.

Lưu ý: Cách sử dụng Cloramin: Trường hợp xử lý nguồn nước bằng bột cloramin B hàm lượng 25% - 30%, cần dùng với nồng độ 10 mg/lít. Ví dụ để xử lý 1 mét khối nước cần 10 gam bột cloramin B loại 25% – 30% clo hoạt tính (10 gam bột cloramin B tương đương với 1 thìa ăn cơm). Ngoài ra có thể sử dụng cloramin B đóng gói dưới dạng viên hàm lượng 0,25g để khử trùng. Một viên cloramin B 0,25g dùng để khử trùng cho 25 lít nước. Nếu nước đục cần xử lý nước bằng biện pháp lọc hoặc đánh phèn trước khi khử trùng. Để nước đã xử lý bằng clo trong ít nhất 30 phút trước khi dùng để clo hoạt tính phát huy tác dụng diệt trùng. Nước đã khử trùng bằng clo vẫn phải đun sôi mới được uống.

b. Điều trị

Sử dụng các kháng sinh nhạy cảm với Clostridium perfringens có một trong các thành phần sau: Bacitracin (BMD), Cephalosporin, Penicillin, Ampicillin và Amoxicillin để điều trị heo bệnh.

Kiểm soát bệnh viêm ruột hoại tử ở heo con: Sử dụng BMD 10% cho heo nái ăn từ 14 ngày trước khi sinh đến 21 ngày sau khi sinh) với liều 2500g/tấn thức ăn.

c. Điều trị heo bệnh:

Sử dụng Amoxicilin LA với liều 25mg/kg hoặc liều 10ml/kp thể trọng cho uống hoặc tiêm ngay sau khi sinh cho heo con hoặc khi đang bị bệnh. Liều trình lặp lại 2 – 3 mũi. Hạ sốt cho heo bằng Paracetamol hoặc Anagin C.

Tăng cường giải độc bằng Urotropin

Sử dụng men tiêu hoá pha nước hoặc trộn thức ăn cho heo con.

Sử dụng điện giải pha nước uống trong suốt quá trình điều trị

Nguyễn Văn Minh

Cố vấn cao cấp Trung tâm Đào tạo và Tư vấn KHKT Vet24h

Click xem ngay >> Bộ sản phẩm hỗn hợp đặc biệt cho lợn

 

Click xem ngay >> Bộ sản phẩm hỗn hợp đặc biệt cho gia cầm

 

Click xem ngay >> Bộ sản phẩm hỗn hợp đặc biệt cho thủy sản