Đặc điểm bệnh dịch tả heo - Nhận biết và phòng bệnh (Classic Swine Fever – CSF)

  • 28/09/2021
  • 354

Bệnh dịch tả heo xảy ra quanh năm, tất cả các giống heo, lứa tuổi đều bị bệnh.

Virus gây nhanh, tỷ lệ chết cao, bệnh thường bị bội nhiễm với bệnh phó thương hàn; tụ huyết trùng hoặc PRRS gây tỷ lệ chết cao có thể lên tới 100%.

Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra và không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Cách phòng bệnh tốt nhất là dùng vaccin.

1. Đặc điểm và nguyên nhân

- Bệnh dịch tả heo (Classic Swine Fever  - CSF) do một ARN virus gây nên. Chúng có một kháng nguyên duy nhất. Chúng có thể tồn tại trong phân chuồng trong 2 ngày ở 37ºC, và bị diệt ở 60ºC trong 1 giờ.

- Chúng có thể truyền ngang trực tiếp với các heo khác qua đường tiêu hóa, hô hấp, qua tinh dịch, vùng da trầy xước. Chúng cũng có thể truyền dọc từ mẹ sang cho con.

- Virus gây bệnh dịch tả heo vào máu làm cho tế bào nội mô tăng sinh khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn gây xuất huyết điểm. Trên heo nái, virus có thể xuyên qua nhau thai gây ra sảy thai, thai gỗ, hoặc sinh con yếu, nhiễm trùng máu, miễn dịch kém.

- Bệnh xảy ra quanh năm, tất cả các giống heo, lứa tuổi đều bị bệnh.

- Virus gây nhanh, tỷ lệ chết cao, bệnh thường bị bội nhiễm với bệnh phó thương hàn; tụ huyết trùng hoặc PRRS gây tỷ lệ chết cao có thể lên tới 100%.

2. Nhận biết qua triệu chứng

Thời gian ủ bệnh từ 4 - 8 ngày, bệnh xuất hiện 3 thể chính: quá cấp tính, cấp tính và mãn tính.

a. Thể quá cấp tính:

- Bệnh phát ra nhanh chóng, lợn khoẻ mạnh tự nhiên bỏ ăn, ủ rũ, sốt cao 40-42oC.

- Heo giẫy giụa một lát rồi chết. Bệnh tiến triển trong 1-2 ngày, tỷ lệ chết 100%.

b. Thể cấp tính:

- Heo bỏ ăn ủ rũ, nằm chồng đống lên nhau hoặc chui dưới rơm hoặc nơi tối yên tĩnh , sốt 41oC trong 4-5 ngày. Các vùng da mỏng như: da bẹn, chóp tai, sườn… xuất huyết chấm đỏ như đầu đinh ghim, hạt đậu, có khi từng mảng đỏ lớn, mắt có rử.

- Lúc đầu táo bón sau đó tiêu chảy nặng có khi ra cả máu tươi, phân lỏng, khắm, mùi hôi thối đặc biệt.

- Heo ho, thở khó, đuôi cụp, lưng cong, ngồi như chó ngồi và ngáp.

- Có con co giật hoặc bại liệt, đi loạng choạng, nái chửa sắp đẻ thường bị sẩy thai.

c. Thể mãn tính:

- Lợn gầy, lúc táo bón, lúc tiêu chẩy, uống nhiều nước.

- Ho, thở khó, trên da lưng, sườn có vết đỏ có khi loét ra từng mảng.

- Bệnh kéo dài vài tuần, lợn chết do kiệt sức, những lợn khỏi bệnh gầy còm có miễn dịch nhưng là nguồn mang virus gây bệnh.

H1: Heo mắc bệnh dịch tả xuất huyết điểm trên da, mắt viêm có nhiều rử mắt

3. Nhận biết qua bệnh tích

Thể quá cấp: Không có các bệnh tích đặc trưng.

- Trên da xuất hiện những nốt xuất huyết nhỏ mầu đỏ, có khi những nốt xuất huyết tập trung lại thành đám như cơm cháy.

Mổ khám heo mắc dịch tả thường thấy các biến đổi đặc trưng:

- Hạch: Tất cả các hạch đều sưng, tụ huyết, xuất huyết

- Lách: không sưng hoặc ít sưng, có hiện tượng nhồi huyết, xuất huyết hình răng cưa ở rìa lách

- Thận: xuất huyết như đầu đinh ghim trên bề mặt thận và bên trong thận, bể thận ứ máu hoặc có cục máu.

- Bàng quang xuất huyết

- Phổi : tụ huyết, xuất huyết, nhiều vùng gan hoá, hoại tử.

- Ruột:

Niêm mạc dạ dày ruột viêm xuất huyết phủ bựa nhầy

Van hồi manh tràng (chỗ tiếp giáp giữa ruột non và ruột già) có những nốt loét hình cúc áo có hình vòng tròn đồng tâm

H2,3,4: Các hạch sưng to, xuất huyết như quả dâu chín

H5: Hạch amidan sưng to, xuất huyết

H6,7 Xuất huyết điểm ở vỏ thận và xuất huyết ở nhu mô thận

 

H9: Lá nhồi huyết

H10: xuất huyết lan tràn khắp các cơ quan nội tạng

  4. Biện pháp phòng bệnh dịch tả heo

Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra và không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Cách phòng bệnh tốt nhất là dùng vaccin.

a. Bước 1: Vệ sinh chuồng trại

- Chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, lưu thông không khí, các khí độc phải đảm bảo được thoát ra ngoài tránh ô nhiễm.

- Phun thuốc sát trùng bằng: Virkon, Benkocid, Iodine 10%, Vinadin hoặc B.K.Vet hoặc Thuốc sát trùng chuồng trại.

- Nếu trại nằm trong vùng có dịch, nên hạn chế việc khách ra vào trại. Xe ra vào phải được sát trùng cẩn thận. Việc thay đàn phải chọn heo từ trại an toàn và cách ly theo dõi một thời gian trước khi nhập đàn giống.

- Không được đem các sản phẩm thịt heo vào khu trại heo. Phải làm rào bảo vệ xung quanh trại.

- Khi có dịch xảy ra điều quan trọng là phải phát hiện kịp thời. Một số trường hợp thú bệnh nhẹ đến nổi ta không thể phát hiện bất cứ triệu chứng nào.

b. Bước 2: Tiêm phòng vacxin

Tiêm phòng vaccine: nếu trại thuộc quốc gia có dịch hoặc có nguy cơ nổ dịch thì bắt buộc phải tiêm phòng vaccine (trên nái và trên heo con). Điều may mắn là chỉ có một type virus dịch tả và miễn dịch tạo được kéo dài khá lâu.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 12-cam-viet-nhat-tot-anh-suu-tam-benh-dich-ta-heo.jpg.png

Heo con bú sữa đầu từ mẹ có tiêm phòng vaccine sẽ bảo hộ đến 6 – 8 tuần tuổi.

c. Bước 3:

Nâng cao sức đề kháng cho heo: Dùng điện giải hoặc VTM, hoặc GlucoK - C pha nước uống, nâng cao sức đề kháng, chống mất nước, mất cân bằng điện giải.

Nguyễn Văn Minh

Cố vấn Trung tâm Đào tạo và tư vấn Vet24h

Xem thêm:

Bộ sản phẩm hỗn hợp dành cho lợn

Bộ sản phẩm hỗn hợp dành cho gia cầm

Bộ sản phẩm hỗn hợp dành cho thủy cầm

Bộ sản phẩm hỗn hợp dành cho thủy Sản