Cách nuôi lợn nái đẻ nhiều con

  • 24/08/2021
  • 473

Để nuôi lợn nái đẻ nhiều, người chăn nuôi phải nắm vững kiến thức, xác định đúng thời gian lên giống và thực hiện đúng cách phối giống

1. Xác định thời gian lên giống và cách phối giống:

Quan sát các biểu hiện lên giống của lợn nái như: đứng nằm không yên, niêm mạc âm hộ ửng đỏ, có dịch nhờn, sờ vào âm hộ thấy dịch nhờn như keo dính.

Thời điểm phối: Lúc âm hộ nái có màu đỏ hồng chuyển sang đỏ sậm, âm hộ nhăn lại. Dùng tay ấn lên lưng vùng mông nái thì nái đứng yên

Chú ý: Dùng hai tay ấn mạnh lên lưng lợn (vùng khum) thì lợn nái đứng yên, mê ì, vểnh tai, cong lưng thì đây là thời điểm gieo tinh thích hợp nhất

Hoặc, xoa hai bên vùng hông và âm hộ của lợn nái nếu lợn đứng yên thì có thể leo lên lưng lợn ngồi, nếu vỗ vào mông mà không đi thì heo đã lên giống

 Thời gian phối giúp lợn nái đẻ nhiều con: Nái lên giống được phối 2 lần (thường phối vào buổi sáng hoặc chiều mát). Nếu động dục vào buổi sáng thì gieo tinh vào buổi chiều, nếu động dục vào buổi chiều thì gieo tinh vào buổi sáng hôm sau.

 

Cách gieo tinh nhân tạo cho lợn nái đẻ nhiều con: Trước khi gieo tinh, lợn nái phải được tắm rửa sạch sẽ.

Chuẩn bị dụng cụ: Ống dẫn tinh, bông gòn, cồn 700, nước sinh lý, nước cất, dầu bôi trơn.

Chuẩn bị tinh: Lọ tinh trước khi phối được ngâm ở nhiệt độ 370C, hoặc dùng tay ủ-xoa đến khi chai tinh ấm lên.

Tiến hành rửa âm hộ lợn nái: Dùng nước cất rửa bên trong và bên ngoài. Sau đó, dùng bông gòn có tẩm cồn 700 sát trùng âm hộ. Dùng nước muối sinh lí rửa âm hộ lần nữa.

Thao tác gieo tinh chuẩn giúp lợn nái đẻ nhiều con:

Rửa ống dẫn tinh bằng nước muối sinh lí phía trong và ngoài, sau đó thoa dầu bôi trơn bên ngoài ống dẫn tinh. Tráng bên trong ống dẫn tinh bằng một ít tinh dịch.

Dùng tay thoa nhẹ trên lưng và 2 hõm hông của lợn nái, một người đè mạnh lên hai bên hông làm cho lợn đứng yên hoặc dùng bao cát đặt lên hông lợn cái (tạo cảm giác giống như lợn đực nhảy lên lưng lợn cái)

Đặt đầu ống dẫn tinh nghiêng 450 so với mặt đất, cho ống dẫn tinh vào từ từ và xoay ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi có cảm giác đã qua cổ tử cung.Khi đưa qua cổ tử cung nâng ống dẫn tinh lên song song với xương sống lợn rồi tiếp tục đưa vào gắn lọ tinh vào ống dẫn tinh để cho tinh dịch tự chảy vào trong thời gian 10 – 15 phút không được bơm quá nhanh.

Khi tinh dịch đã chảy vô hết, lấy ống dẫn tinh ra theo chiều kim đồng hồ.

Lưu ý: Sau khi phối xong,không cho lợn nằm để tránh chảy tinh ra ngoài.

 

Nguyên tắt cần phải chú ý khi gieo tinh:

Đảm bảo sạch sẽ vô trùng trong đường sinh dục lợn cái: Không chạm tay hoặc hạn chế chạm tay vào ống dẫn tinh trước khi gieo tinh, không để chất bẩn bám vào ống dãn tinh, rửa và sát trùng sạch mép âm hộ lợn cái.

Đảm bảo đủ lượng tinh được đưa vào tử cung lợn cái: Để tinh hút từ từ vào tử cung, không bóp mạnh chai tinh, thời gian thích hợp nhất từ 10 -15 phút.

Không phối giống, gieo tinh cưỡng ép: Cho những lợn chưa lên giống, heo lên giống chưa rõ ràng, hay những lợn cái đè lên lưng mà không đứng im.Vì những lợn này có thể mắc bệnh đường sinh sản, nếu phối mà đậu thai thì có thể sẽ đẻ ít con làm thất thoát kinh tế cho người nuôi.

Chuyển nái: Sau khi phối từ 10 đến 35 ngày tuyệt đối không được chuyển lợn, bởi đây là thời kỳ hình thành thai nhi, ảnh hưởng đến việc lợn nái đẻ nhiều, hay ít con.

Đảm bảo duy trì chất lượng thức ăn giúp lợn nái đẻ nhiều con: Trại tuân theo hướng dẫn các nhà cung cấp thức ăn cho nái mang thai và nái chờ phối. Cho ăn sau khi phối tới khi sắp đẻ, rồi đổi loại  khác. lợn hậu bị có thể ăn thức ăn lợn giống (ta hay gọi là thức ăn kích dục) từ lúc lợn đạt 100 kg. Mọi loại thức ăn dành cho nái rạ, để đề phòng táo bón đều được bổ sung chất xơ vào thức ăn. Trang trại kiểm tra lượng dinh dưỡng và độc tố nấm mốc. Luôn luôn cung cấp thức ăn tốt, đảm bảo cho nái, bảo quản thức ăn nơi khô mát, thức ăn phải còn hạn sử dụng

2.Những việc người nuôi cần theo dõi khi lợn đẻ:

Trước ngày đẻ 1 tuần (sau khi phối giống 3 tháng rưởi)

Nái phải được tắm sạch sẽ.

Xịt sát trùng (Omnicide tỉ lệ 1:3200,…) Xịt ghẻ (Tactic, Hantoc,…)

Những thuốc và dụng cụ dùng khi lợn đẻ:

Thuốc kháng sinh phòng trị viêm vú, viêm tử cung, nhiễm trùng: shotapen, peni 4 triệu, amoxisol, ampicillin, cephalosporin,…

Thuốc kích đẻ tăng tiết sữa: oxytoxin,

Thuốc trợ sức: Calphonfort, chai dịch truyền đạm…

Dụng cụ: Xà phòng, keo bôi trơn, giẻ lau,…

Những biểu hiện nhận biết lợn nái sắp đẻ:

Đã mang thai được 113 – 115 ngày và có các biểu hiện: Chuyển dạ, bồn chồn, cắn phá chuồng; Kiểm tra bầu vú lợn nái thấy tiết sữa, lợn có biểu hiện quậy ổ thì sau 3 giờ lợn đẻ. Vắt sữa thấy tiết thành giọt, vỡ ối,…

Đỡ đẻ:

– Chuẩn bị: Povidon 10%, cồn 700, kẹp cầm máu (panh), kéo, chỉ cột rốn, kìm bấm răng, bột giữ ấm hoặc giẻ khô, đèn sưởi, lồng úm hoặc một bó lá chuối khô treo ở một gốc chuồng và treo sát đó một bóng đèn tròn 75w.

–  Lợn con mới được đẻ ra ta phải vuốt bớt nhớt ở phần mũi – miệng, rắc bột Mistral làm khô hoặc lao khô và giữ ấm cho lợn sơ sinh.

Buộc và cắt rốn (cách bụng khoảng 4 – 10 cm ), sát trùng vết cắt bằng Povidin

Sau đó ủ ấm lợn dưới bóng đèn tròn hoặc đèn sưởi.

– Khoảng 10 phút sau khi lợn con được sinh ra mà chưa bú thì phải tập bú cho lợn con.

– Sau 1 – 2 giờ kể từ khi nái đẻ con gần nhất mà không thấy đẻ thêm thì ta can thiệp bằng cách đưa tay vào tử cung để kiểm tra và móc lợn con ra.

Chú ý:

Cho lợn sơ sinh bú sữa đầu càng sớm càng tốt và không được quá 4 giờ sau khi sinh, sữa đầu màu vàng nhạt hay xanh nhạt và đặc hơn sữa bình thường, sữa đầu chứa kháng thể cần cho lợn con sơ sinh

Thông thường lợn đẻ 2 – 3 con một lượt rồi đến 2 – 3 con tiếp. Khi con trước cách con sau hơn 2 giờ thì cần phải dùng tay đưa vào tử cung kéo lợn con ra.