DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

  • 14/09/2021
  • 354

Virus gây ra dịch tả lợn Châu Phi  thuộc nhóm Asfarviridae – một nhóm virus DNA. Virus ASF độc lực cao sẽ gây triệu chứng điển hình là sốt cao, bỏ ăn, xuất huyết ở da và các cơ quan nội tạng, cuối cùng là tử vong trong vòng 2-10 ngày. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%.

1. DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI LÀ GÌ?

- Dịch tả lợn Châu Phi (African Swine Fever – ASF) là bệnh xuất huyết lây lan rất nhanh ở lợn, lợn lòi, lợn rừng châu Âu và lợn rừng châu Mỹ. Tất cả lợn ở mọi độ tuổi đều có khả năng bị nhiễm bệnh.

- Virus gây ra bệnh ASF thuộc nhóm Asfarviridae – một nhóm virus DNA. Virus ASF độc lực cao sẽ gây triệu chứng điển hình là sốt cao, bỏ ăn, xuất huyết ở da và các cơ quan nội tạng, cuối cùng là tử vong trong vòng 2-10 ngày. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%.

- Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASFV) có sức đề kháng cao trong môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu để xảy ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi.Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đã đánh dấu sự nguy hiểm của bệnh ASF trong Quy định thú y cho động vật trên cạn (Terrestrial Animal Health Code) và cần phải được báo cáo cho OIE một khi nổ dịch.

2. BỆNH ASF ĐƯỢC TÌM THẤY Ở ĐÂU?

- Nói chung, dịch tả lợn Châu Phi thường phổ biến và nổ dịch ở các nước châu Phi cận Sahara. Tại châu Âu, ASF chỉ nổ dịch ở vùng Sardinia (Ý).

- Năm 1921, bệnh Dịch tả lợn châu Phi lần đầu xuất hiện tại Kenya, châu Phi, sau đó đã trở thành dịch địa phương tại nhiều nước châu Phi.

- Năm 1957, lần đầu tiên bệnh Dịch tả lợn châu Phi được phát hiện và báo cáo tại châu Âu và đến nay dịch bệnh này đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu, trong đó có Armenia Liên Bang Nga báo cáo bệnh này vào năm 2007 và Azerbaijan vào năm 2008; bệnh cũng được báo cáo tại các nước châu Mỹ.

- Đến nay, bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã trở thành dịch địa phương ở nhiều nước trên thế giới:Từ cuối năm 2017 đến nay, 12 quốc gia (bao gồm: Trung Quốc, Bỉ Liên bang Nga, Ba Lan, CH Séc, Hung – ga – ri, Lát – vi – a, Môn-đô-va, Phần Lan, Rô – ma – ni, Nam Phi, Ukraina và Zambia) báo cáo đã có dịch tả lợn châu Phi.

3. VIRUS ASF TRUYỀN LÂY VÀ LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

Lợn rừng là ổ chứa bệnh tự nhiên (natural reservoir) của virus ASF và không có bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh lây lan qua những con đường sau:

- Truyền lây trực tiếp: Virus ASF được tìm thấy trong tất cả các dịch và mô của lợn nhiễm bệnh. lợn khỏe mạnh sẽ bị nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh hay ăn phải rác có chứa thịt heo hay sản phẩm từ thịt lợn nhiễm bệnh.

- Truyền lây gián tiếp qua vector sinh học: Bệnh ASF lây lan từ ổ chứa bệnh này sang các con khác qua vết cắn của ve mềm Ornithodoros moubata. Ve mềm sẽ mang theo virus khi hút máu lợn rừng, lợn nhà nhiễm bệnh và truyền nó sang những con mẫn cảm khác. Ruồi, mỗi và các động vật hoãng dã cũng là những tác nhân làm mầm bệnh lây truyền đi xa,

- Truyền lây gián tiếp: Do lợn tiếp xúc với các chất thải ô nhiễm từ trại, xe cộ, trang thiết bị hay quần áo nhiễm bẩn cũng có thể làm lây lan mầm bệnh.

 

4. TRIỆU CHỨNG, BỆNH TÍCH LÂM SÀNG CỦA BỆNH ASF NHƯ THẾ NÀO?

a. Triệu chứng

Lợn bị nhiễm Dịch tả lợn châu Phi có nhiều triệu chứng, tùy thuộc ào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lợn bệnh biểu hiện các triệu chứng không khác biệt so với triệu chứng của bệnh Dịch tả lợn cổ điển. Do đó, việc chẩn đoán Dịch tả lợn châu Phi khó có thể xác định và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng; cần lấy mẫu mẫu gửi về phòng thí nghiệm để xét nghiệm phát hiện vi rút Dịch tả lợn châu Phi.

Bệnh xảy ra ở 3 thể khác nhau: Thời gian ủ bệnh: 4 -19 ngày, cấp tính có thể chết sau 3-4 ngày tiếp xúc virus.

- Thể quá cấp tính: Thể này ít gặp và nếu gặp thì chủ yếu ở những vùng, những nước bệnh xuất hiện lần đầu tiên nhiễm virus độc lực cao . Lợn đột ngột sốt cao rất cao 41- 42 °C, kéo dài 2 -3 ngày, tối đa 4 ngày rồi chết.

- Thể cấp tính

Lợn nhiễm bệnh với các biểu hiện lâm sàng

 Sốt rất cao (41-42 °C)

Ủ rũ, bỏ ăn, tím tái sau 24-48h, giảm bạch cầu và tiểu cầu sau 48-72h.

Đỏ các vùng da mỏng: tai, bẹn, vùng đuôi, mông, ngực, bụng, mắt.

Tăng nhịp tim, hô hấp khó thở

Nôn, tiêu chảy có thể phân có lẫn máu và tăng tiết dịch mắt, ghèn mắt.

Có thể đi qua nhau thai và gây sẩy thai trên lợn nái mang thai các giai đoạn

Tỷ lệ chết lên tới 100% với những đàn cấp tính trong 6 -13 ngày và có thể kéo dài 20 ngày.

Những lợn không chết sẽ mang và bài thải virus ra môi trường.

- Thể mạn tính: Các triệu chứng thể mãn tính cũng giống như thể cấp tính nhưng có mức độ biểu hiện yếu hơn và tình trạng bệnh mãn tính bao gồm sụt cân, sốt dai dẳng, các dấu hiệu hô hấp, viêm loét da và viêm khớp mãn tính. Tỷ lệ chết 30- 70%.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRIỆU CHỨNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

b. Bệnh tích

Lợn chết do bệnh dịch tả lợn châu phi mổ khám với các bệnh tích chủ yếu là xuất huyết ở các cơ quan, nội tạng. Tuỳ theo thể bệnh khác nhau mà mức độ biểu hiện khác nhau.

Thể cấp tính: Xuất huyết nhiều ở các hạch lympho ở dạ dày, gan và thận. Thận có thể xuất huyết điểm, lá lách có nhồi huyết. Da màu tối và phù nề, da vùng bụng và chân có xuất huyết. Có nhiều nước xung quanh tim và trong xoang ngực hoặc xoang bụng, có các điểm xuất huyết trên nắp thanh quản, bàng quang và bề mặt các cơ quan bên trong; phù nề trong cấu trúc hạch lâm ba của đại tràng và tiếp giáp với túi mật, túi sưng mật.

Thể mãn tính: Có thể gặp xơ cứng phổi hoặc có các ổ hoại tử hạch, hạch phổi sưng, viêm dính màng phổi.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH BỆNH TÍCH BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI

5. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH ASF?

a. Chẩn đoán phân biệt

Dịch tả lợn châu Phi và Dịch tả lợn cố điển khó có thể chẩn đoán phân biệt nếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và dịch bệnh. Vì vậy, trong mọi trường hợp, phải lấy mẫu xét nghiệm tại phòng thí nghiệm để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh.

Các bệnh khác cần được chẩn đoán phân biệt với bệnh Dịch tả lợn châu Phi bao gồm các bệnh: Bệnh tai xanh (PRRS), đặc biệt là thể cấp tính, bệnh đóng dấu lợn, bệnh Phó thương hàn, bệnh Tụ huyết trùng, bệnh liên cầu khuẩn do Streptococcus suis, bệnh Glasser, , Hội chứng viêm da sưng thận do PCV2, bệnh giả dại ở lợn choai và bị ngộ độc muối.

b. Các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

Sử dụng tế bào monocytes sơ cấp của lợn hoặc tế bào tủy xương, phần lớn vi rút Dịch tả lợn Châu Phi phân lập được sẽ sinh ra Haemadsorption.

Phát hiện kháng nguyên bằng phương pháp Flourenscen antibody test (FAT) kết quả dương tính của FAT cùng với các triệu chứng và các tổn thương có thể sơ bộ xác định bệnh Dịch tả lợn châu Phi.

Phương pháp PCR: Là kỹ thuật cần thiết đối với việc xét nghiệm các mẫu lợn nghi bị nhiễm vi rút Dịch tả lợn châu Phi.

Tiêm động vật thí nghiệm: Hiện không được khuyến cáo sử dụng phương pháp này vì nguy cơ lây lan dịch bệnh cao.

Kiểm tra huyết thanh bệnh Dịch tả lợn châu Phi bằng kỹ thuật ELISA (Enzyme – linked immunosobent assay) hoặc IFA ( Indrect flourescent antibody – IFA).

6. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA HAY KIỂM SOÁT BỆNH ASF?

Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh: Hiện nay chưa có vaccine hay cách điều trị được công bố đối với bệnh ASF.

Việc phòng ngừa ở các quốc gia chưa nổ dịch chỉ có thể thực hiện dựa vào chính sách nhập khẩu nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm không có lợn bệnh hay thịt lợn nhiễm bệnh nào vào được lãnh thổ của mình. Chính sách này cũng phải bao gồm cả việc đảm bảo thải loại đúng cách thực phẩm thừa từ máy bay, tàu thuyền hoặc các phương tiện vận chuyển khác có đi qua các quốc gia nổ dịch.

Trong các khu vực nổ dịch, rất khó để loại bỏ ổ chứa bệnh tự nhiên – lợn lòi. Tuy nhiên việc kiểm soát tác nhân là việc làm rất quan trọng để kiểm soát tốt mầm bệnh. Đồng thời, việc đảm bảo không để lợn mẫn cảm ăn phải thịt từ lợn lòi hay các con nhiễm bệnh khác.

Chương trình tiệt trừ tận gốc mầm bệnh có thành công hay không phụ thuộc vào khả năng chẩn đoán bệnh nhanh, giết mổ và tiêu hủy tất cả động vật trong cơ sở chăn nuôi nhiễm bệnh, làm sạch và khử trùng triệt để, diệt trừ chấy & bọ chét hiệu quả, kiểm soát sự vận chuyển và giám sát chặt chẽ.

   7. TÌNH HUỐNG NỔ DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI

Khi một quốc gia bị nhiễm công bố ổ dịch đầu tiên, toàn bộ hoạt động buôn bán lợn và sản phẩm từ lợn phải bị cấm trên phạm vi toàn cầu.

Khi dịch tả lợn Châu Phi nổ ra:

Phải nhanh chóng phát hiện ổ dịch nguyên phát và nguyên nhân gây bệnh

Giảm đàn bằng cách loại thải tất cả heo ở đàn bị nhiễm

Vệ sinh sát trùng toàn bộ trang thiết bị trong suốt 1 tháng sau khi giảm đàn

Diệt trừ côn trùng và loài gặm nhấm

Loại bỏ và tiêu hủy tất cả cám ăn và sản phẩm động vật.

Vệ sinh chất thải phân bằng xút NaOH 2%

Đốt tất cả chất độn chuồng

Vệ sinh sát trùng khu vực bán kính vài trăm km.

Cấm dịch chuyển thú sống, sản phẩm, cám ăn và những chất thừa trong khu vực được vệ sinh sát trùng.

Nghiêm cấm con người ra vào khu vực được vệ sinh sát trùng.

Sau khi thực hiện, các biện pháp ở trên sẽ được gỡ bỏ từ từ (trong vài trường hợp đặc biệt vẫn giữ tối thiểu 3 tháng).

Sau khi vệ sinh sát trùng, cho nhập lợn âm tính (sero-sentinel) để kiểm tra tình trạng trại.

Số lượng lợn kiểm tra khoảng 10-20% quy mô đàn.

Nếu sau 1 tháng, lợn không bị bệnh: bằng cách kiểm tra huyết thanh. Nếu âm tính, cho phép trại tái đàn (từ các trại đã được kiểm soát)

Quy trình tái đàn thường hoàn thành trong vòng 3 tháng sau khi cho nhập lợn kiểm tra.

Biện pháp an toàn sinh học và vệ sinh sát trùng để tránh truyền lây giữa các đàn và đóng vai trò quan trọng trong chương trình loại trừ mầm bệnh.

Nguyễn Văn Minh,

Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Vet24h

Xem thêm:

Bộ sản phẩm hỗn hợp dành cho lợn

Bộ sản phẩm hỗn hợp dành cho gia cầm

Bộ sản phẩm hỗn hợp dành cho thủy cầm

Bộ sản phẩm hỗn hợp dành cho thủy Sản